Firenze

Firenze
Florence
—  Thành phố, comune và thủ phủ vùng  —
Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: (1) Tượng David của Michelangelo; (2) Nhà thờ chính tòa Đức Bà Phồn Hoa; (3) Ponte Vecchio và Hành lang Vasari; (4) Phòng tranh Ufizi (5) Thánh đường Santa Croce; (6) Đài phun nước Neptune; (7) Palazzo Vecchio (8) Palazzo Pitti; (9) Nhà nguyện Medici
Hiệu kỳ của Firenze
Hiệu kỳ

Huy hiệu
Tên hiệu: "Cái nôi của thời Phục Hưng"
"Thành Athens thời Trung Cổ"
Phạm vi của thành phố Firenze (Città di Firenze, màu đỏ) nằm bên trong lãnh thổ Thành phố đô thị Firenze (Città metropolitana di Firenze, màu vàng)
Phạm vi của thành phố Firenze (Città di Firenze, màu đỏ) nằm bên trong lãnh thổ Thành phố đô thị Firenze (Città metropolitana di Firenze, màu vàng)
Firenze trên bản đồ Ý
Firenze
Firenze
Firenze trên bản đồ Châu Âu
Firenze
Firenze
Quốc gia Ý
Vùng Toscana
Tỉnh Thành phố đô thị Firenze
Phân chia hành chính5 quận
Chính quyền
 • KiểuĐô thị cấp huyện
 • Thị trưởngDario Nardella
Diện tích
 • Thành phố102,32 km2 (39,51 mi2)
 • Thành phố đô thị3.514 km2 (1,357 mi2)
Độ cao50 m (160 ft)
Dân số (31 tháng 1 năm 2023[1])
 • Thành phố360.843
 • Thứ hạngĐứng thứ 8 tại Ý
 • Mật độ3.526,6/km2 (9,134/mi2)
 • Thành phố đô thị Firenze984.911
 • Vùng đô thị Firenze1.520.000
Tên cư dântiếng Ý: Fiorentino/a (nam/nữ), Fiorentini (số nhiều)
tiếng Anh: Florentine(s)
Các múi giờCET (UTC+1)
CEST (UTC+2)
Mã bưu chính50100, 50121–50145
Mã điện thoại055
Thành phố kết nghĩa(xem bên dưới)
Thánh bảo hộThánh Gioan Baotixita
Ngày lễ24 tháng 6
Trang webwww.comune.fi.it
Tên chính thứcTrung tâm lịch sử Firenze
Tham khảo174bis
Công nhận1982 (Kỳ họp 6)
Diện tích505 ha (1.250 mẫu Anh)
Vùng đệm10.480 ha (25.900 mẫu Anh)
"Florence" được chuyển hướng đến đây. Với những mục đích tìm kiếm khác, vui lòng xem Florence (định hướng).

Firenze (/fiˈrɛntse/ hay còn phổ biến với tên gọi Florence trong tiếng Anhtiếng Pháp) là thủ phủ của vùng Toscana, miền Trung nước Ý. Đây là thành phố đông dân thứ tám quốc gia và lớn nhất Toscana,[2] với dân số khoảng 360.843 người,[1] đồng thời là cốt lõi trung tâm của Thành phố đô thị Firenze cũng như là trái tim của vùng đô thị mở rộng Firenze-Prato-Pistoia với hơn 1,5 triệu dân.[3]

Được thành lập vào năm 59 TCN để làm khu định cư cho các cựu chiến binh La Mã dưới thời Julius Caesar,[4][5] trải qua nhiều thế kỷ, Firenze trở thành trung tâm của tuyến giao thương và tài chính quan trọng bậc nhất của châu Âu thời Trung Cổ, và là một trong những thành bang giàu có nhất và tiến bộ nhất thời kỳ bấy giờ.[6] Nơi đây được các học giả nhận định là cái nôi khai sinh của phong trào văn hóa Phục Hưng và được gọi với biệt danh "Thành Athens thời Trung Cổ".[7][8] Lịch sử chính trị đầy thăng trầm và biến động của nó bao gồm các thời kỳ cai trị của gia tộc Medici quyền lực cũng như nhiều cuộc cách mạng tôn giáo và cộng hòa, cùng sức mạnh tài chính và giao thương đi kèm những thành tựu vượt bậc trong mọi lĩnh vực văn hóa, chính trị, nghệ thuật đã khiến thành phố trở thành bước ngoặc lớn trong lịch sử Ý và châu Âu, tạo ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử nhân loại.[9][10] Từ năm 1865 đến 1871, thành phố đóng vai trò là kinh đô lâm thời của Vương quốc Ý còn non trẻ. Phương ngữ Firenze tạo nên nền tảng tiêu chuẩn của tiếng Ý và trở thành ngôn ngữ phổ thông chính thức trên khắp chiều dài lãnh thổ nước Ý thống nhất[11] nhờ vào uy tín từ những tác phẩm xuất chúng của Dante Alighieri, Petrarca, Giovanni Boccaccio, Niccolò MachiavelliFrancesco Guicciardini.

Thành phố được công nhận toàn cầu là một trong những cái nôi của nghệ thuậtkiến trúc do bề dày văn hóa và di sản Phục Hưng.[10] Tiêu biểu nhất trong số đó bao gồm Vương cung thánh đường Đức Bà Phồn Hoa, Thánh đường Thánh Giá, Phòng trưng bày Uffizi, cầu Ponte Vecchio, Quảng trường Signoria, Palazzo VecchioPalazzo Pitti. Những cống hiến nghệ thuật và khoa học của những bậc thầy thiên tài và các vĩ nhân Phục Hưng như Brunelleschi, Michelangelo, Giotto, Botticelli, Leonardo da Vinci, Donatello, Lorenzo de' Medici, Galileo Galilei là vô giá, kiến tạo nên Trung tâm lịch sử Firenze trở thành một trong số ít khu vực có mật độ tập trung dày đặc nhiều kiệt tác nhất trên thế giới, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm và được trao tặng danh hiệu Di sản UNESCO của nhân loại vào năm 1982 cũng như được lựa chọn là một trong những Thủ đô Văn hóa tiên phong đầu tiên của châu Âu.[12][13] Sự phong phú và đồ sộ của các di sản lịch sử, nghệ thuật, khoa học, thiên nhiên và cảnh quan làm cho trung tâm của thành phố và các ngọn đồi xung quanh trở thành một "bảo tàng sống" thực thụ vĩ đại, mà từ đó Forbes đã xếp hạng Firenze là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới.[14][15]

Firenze còn được xem là một trong những cái nôi âm nhạc thế giới khi đây là nơi khai sinh của opera, loại hình nghệ thuật biểu diễn vang danh toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong âm nhạc cổ điển.[16] Ngoài ra, dương cầm (tức đàn piano), một trong những nhạc cụ chủ lực và nổi tiếng nhất của âm nhạc cũng được phát minh tại thành phố này.[17] Firenze giữ vị thế đáng kể trong ngành thời trang Ý, và được xếp hạng thứ 13 trong top những kinh đô thời trang hàng đầu thế giới;[14][18] ngoài ra, Firenze còn là trung tâm công nghiệp – kinh tế trọng điểm quốc gia.[14] Đội thể thao nổi tiếng nhất của thành phố là câu lạc bộ ACF Fiorentina, từng hai lần vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia Ý Serie A.[19]

  1. ^ a b “ISTAT – Bilancio demografico mensile anno 2023 (dati provvisori)” (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Comuni toscani per popolazione” (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  3. ^ “Il Censimento permanente della popolazione in Toscana – Anno 2020” (PDF). ISTAT (bằng tiếng Ý). 11 tháng 3 năm 2022. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ De Marinis; G. Becattini M. (1994). Firenze ritrovata, in "Archeologia viva", XIII, n.s. 48 (bằng tiếng Ý). tr. 42–57. ISBN 978-88-6453-188-5.
  5. ^ “History of Florence”. Encyclopædia Britannica (bằng tiếng Anh) . Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Richard A. Goldthwaite (7 tháng 1 năm 2011). Economy of Renaissance Florence (bằng tiếng Anh). Johns Hopkins University Press. tr. xi-xvii. ISBN 9781421400594.
  7. ^ “Firenze-del-rinascimento: Documenti, foto e citazioni nell'Enciclopedia Treccani” (bằng tiếng Ý).
  8. ^ Spencer Baynes, L.L.D., and W. Robertson Smith, L.L.D., Encyclopædia Britannica. Akron, Ohio: The Werner Company, 1907: p. 675
  9. ^ Gene A. Brucker (8 tháng 4 năm 1983). Renaissance Florence (bằng tiếng Anh). University of California Press. tr. 8, 23. ISBN 0520046951.
  10. ^ a b “Florence (Italy)”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “storia della lingua in 'Enciclopedia dell'Italiano' (bằng tiếng Ý). Treccani.it. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2017.
  12. ^ “Historic Centre of Florence”. UNESCO World Heritage Centre (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 16 tháng 3 năm 2023. Truy cập 21 tháng 3 năm 2023.
  13. ^ “Cultural and Creative Cities Monitor – Florence”. European Commission – An official website of the European Union (bằng tiếng Anh). Truy cập 21 tháng 3 năm 2023.
  14. ^ a b c “Fashion: Italy's Renaissance”. Time (bằng tiếng Anh). 4 tháng 2 năm 1952. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013.
  15. ^ Tim Kiladze (22 tháng 1 năm 2010). “World's Most Beautiful Cities”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2011.
  16. ^ “Opera music”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). the Medici family in Florence, were particularly important for the development of opera. Indeed, Florence became the birthplace of opera at the end of the century, as the result of the confluence of three cultural forces: an established theatrical tradition, a strong sense of civic humanism, and a distinctly Florentine view of music and music’s relation to the cosmos.
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pianofi
  18. ^ “Paris Towers Over World of Fashion as Top Global Fashion Capital for 2015” (bằng tiếng Anh). Languagemonitor.com. 6 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2016.
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ACF

© MMXXIII Rich X Search. We shall prevail. All rights reserved. Rich X Search