New Zealand

New Zealand
Tên bản ngữ
Một chiếc khiên được tạo thành bốn khối, hai bên là hai hình người, trên đầu là một chiếc vương miện.
Quốc huy

Quốc ca"God Defend New Zealand" (Anh)
"Aotearoa" (Māori)
(tiếng Việt: Chúa bảo vệ New Zealand)

"God save the King"
(tiếng Việt: Chúa phù hộ Quốc vương)
Bản đồ bán cầu có tâm ở New Zealand, sử dụng phép chiếu trực quan.
Vị trí của New Zealand, bao gồm các hòn đảo xa xôi, bao gồm lãnh thổ yêu sách ở Nam CựcTokelau.
Tổng quan
Thủ đôWellington
41°18′N 174°47′Đ / 41,3°N 174,783°Đ / -41.300; 174.783
Thành phố lớn nhấtAuckland
Ngôn ngữ chính thức
Sắc tộc
Tôn giáo chính
(2018)[3]
Tên dân cưNgười New Zealand
Người Kiwi (không chính thức)
Chính trị
Chính phủQuân chủ lập hiến đại nghị chế đơn nhất
Charles III
Cindy Kiro
Christopher Luxon
Lập phápNghị viện
(Hạ viện)
Lịch sử
Các giai đoạn độc lập 
7 tháng 5 năm 1856
26 tháng 9 năm 1907

25 tháng 11 năm 1947
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
268,021 km2 (hạng 75th)
103,483 mi2
• Mặt nước (%)
1.6[n 3]
Dân số 
• Ước lượng 2024
Tăng 5.555.270[4] (hạng 121)
• Điều tra 2018
4,699,755[5]
19.0/km2 (hạng 167)
49,2/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số
Giảm $205.541 tỷ[7]
Giảm $41,072[7] (hạng 29)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
Giảm $193.545 tỷ[7]
• Bình quân đầu người
Giảm $38,675[7] (hạng 23)
Đơn vị tiền tệĐô la New Zealand ($) (NZD)
Thông tin khác
Gini? (2019)Tăng theo hướng tiêu cực 33.9[9]
trung bình
HDI? (2019)Tăng 0.931[10]
rất cao · hạng 14
Múi giờUTC+12 (NZST[n 4])
• Mùa hè (DST)
UTC+13 (NZDT[n 5])
Cách ghi ngày thángdd/mm/yyyy[8]
Giao thông bêntrái
Mã điện thoại+64
Mã ISO 3166NZ
Tên miền Internet.nz

New Zealand (phát âm tiếng Anh: /njuːˈziːlənd/, phiên âm: "Niu Di-Lân"; tiếng Māori: Aotearoa [aɔˈtɛaɾɔa]) là một đảo quốc nằm tại khu vực phía tây nam của Thái Bình Dương. Trên phương diện địa lý, New Zealand bao gồm hai vùng lãnh thổ chính là đảo Bắcđảo Nam, cùng khoảng hơn 600 đảo nhỏ.

New Zealand nằm cách khoảng 2.000 km về phía đông của Úc qua biển Tasman và cách khoảng 1.000 km về phía nam của các đảo Nouvelle-Calédonie, Fiji, và Tonga. Vì vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những vùng đất cuối cùng có con người đến định cư trên Trái Đất. Trong thời gian cô lập kéo dài này, New Zealand duy trì một hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài đặc hữu của các nhóm động vật, nấm và thực vật. Địa hình của New Zealand đa dạng với các đỉnh núi cao như dãy núi Nam Alps ở phía nam được hình thành từ quá trình kiến tạo núi tự nhiên và các vụ phun trào núi lửa. Thủ đô của New Zealand là Wellington, còn thành phố đông cư dân nhất là Auckland.

Người Polynesia bắt đầu định cư tại New Zealand vào khoảng năm 1250 tới 1300 và hình thành, phát triển nên nền văn hóa Māori đặc trưng. Năm 1642, nhà thám hiểm Abel Tasman là người châu Âu đầu tiên tìm thấy New Zealand.[12] Đến năm 1840, ông đại diện cho Vương thất Anhngười Māori ký kết Hiệp ước Waitangi, tuyên bố chủ quyền của Đế quốc Anh đối với toàn bộ hòn đảo. New Zealand trở thành một thuộc địa của Anh vào năm 1841 và sau này tiếp tục trở thành cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh vào năm 1907. New Zealand tuyên bố độc lập vào năm 1947, nhưng nguyên thủ quốc gia vẫn là quân chủ Anh. Ngày nay, phần lớn dân số 4,8 triệu người của New Zealand có huyết thống châu Âu, người Maori bản địa là dân tộc thiểu số đông dân cư nhất, tiếp đến là người nhập cư gốc Á và thổ dân trên các đảo thuộc Thái Bình Dương. Các ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Māoringôn ngữ ký hiệu New Zealand, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia.

Là một quốc gia công nghiệp phát triển với mức thu nhập cao, New Zealand duy trì xếp hạng cao trên thế giới về nhiều phương diện như chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, các quyền tự do dân sự và tự do kinh tế. GDP bình quân đầu người của New Zealand năm 2019 vượt qua Anh, Pháp và Nhật Bản. New Zealand là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới trong năm 2019 (báo cáo của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế), được tổ chức The Legatum Institute gọi là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên toàn cầu trong nhiều năm liền, xếp thứ 2 trong số những quốc gia bình yên và an toàn nhất, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao, xếp hạng 13 trên toàn cầu năm 2019. Ngoài ra, chỉ số phát triển xã hội (SPI) của quốc gia này cũng xếp thứ 7 trên toàn cầu (2019) và đây là quốc gia thuận lợi nhất trên thế giới để kinh doanh năm 2020 (theo báo cáo của Doing Business 2020). Ngành xuất khẩu len từng chi phối nền kinh tế của New Zealand trong một khoảng thời gian dài, song hiện nay, việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực mới như bơ sữa, thịt, rượu vang, cùng với du lịch đã dần gia tăng tầm quan trọng. New Zealand là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong số đó nổi bật như Liên Hợp Quốc, Khối Thịnh vượng chung Anh, Khối Đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ, ANZUS, OECD, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình DươngAPEC.

  1. ^ International Covenant on Civil and Political Rights Fifth Periodic Report of the Government of New Zealand (PDF) (Bản báo cáo). New Zealand Government. ngày 21 tháng 12 năm 2007. tr. 89. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2015. In addition to the Māori language, New Zealand Sign Language is also an official language of New Zealand. The New Zealand Sign Language Act 2006 permits the use of NZSL in legal proceedings, facilitates competency standards for its interpretation and guides government departments in its promotion and use. English, the medium for teaching and learning in most schools, is a de facto official language by virtue of its widespread use. For these reasons, these three languages have special mention in the New Zealand Curriculum.
  2. ^ “2018 Census totals by topic – national highlights” (Spreadsheet). Statistics New Zealand. ngày 23 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ “2018 Census totals by topic national highlights” (XLSX). Statistics New Zealand. table 26. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ “Population clock”. Statistics New Zealand. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021. The population estimate shown is automatically calculated daily at 00:00 UTC and is based on data obtained from the population clock on the date shown in the citation.
  5. ^ “2018 Census population and dwelling counts”. Statistics New Zealand. 23 tháng 9 năm 2019. Truy cập 25 tháng Chín năm 2019.
  6. ^ “The New Zealand Land Cover Database”. New Zealand Land Cover Database 2. Ministry for the Environment. ngày 1 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  7. ^ a b c d “Report for Selected Countries and Subjects: October 2020”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ Không có định dạng ngày toàn số chính thức ở New Zealand, nhưng các khuyến nghị của chính phủ thường tuân theo Ký hiệu ngày và giờ của Australia. Xem The Govt.nz style guide, New Zealand Government, truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ “Household income and housing-cost statistics: Year ended June 2019”. Statistics New Zealand. Table 9. Bản gốc (XLSX) lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020.
  10. ^ “Human Development Report 2020” (PDF). Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc. ngày 15 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ “New Zealand Daylight Time Order 2007 (SR 2007/185)”. New Zealand Parliamentary Counsel Office. ngày 6 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  12. ^ History of New Zealand. Newzealand.com.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “n”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="n"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu


© MMXXIII Rich X Search. We shall prevail. All rights reserved. Rich X Search