Svalbard

Svalbard
Quốc kỳ
Bản đồ
Vị trí của Svalbard
Vị trí của Svalbard
Vị trí Svalbard (đỏ) trên thế giới
Vị trí của Svalbard
Vị trí của Svalbard
Vị trí của Svalbard (xanh đậm)

– ở châu Âu (xanh nhạt & xám đậm)
– trong Na Uy (xanh nhạt)

Hành chính
Vùng của Na Uy
Thống đốcOdd Olsen Ingerø (2009–)
Thủ đôLongyearbyen
Thành phố lớn nhấtThủ phủ
Địa lý
Diện tích61,022 km²
23,561 mi²
Múi giờCET (UTC +1)
(CEST (UTC+2))
Ngôn ngữ chính thứctiếng Na Uy
Dân số ước lượng2.932 (2011)[1] người
Đơn vị tiền tệkrone Na Uy (NOK)
Thông tin khác
Tên miền Internet.no (.sj được cấp nhưng không sử dụng[2])
Mã điện thoại47

Svalbard (phát âm tiếng Na Uy: [ˈsvɑːlbɑː, ˈsvɑl-])[3] là một quần đảo tại vùng Bắc Cực, là phần cực bắc của Na Uy. Quần đảo nằm cách 400 dặm về phía bắc của đại lục châu Âu, nằm giữa đại lục Na Uy và Bắc Cực. Nhóm đảo trải dài từ 74° đến 81° vĩ Bắc (bên trong vòng Bắc Cực), và từ 10° đến 35° độ kinh Đông. Spitsbergen là hòn đảo lớn nhất, tiếp theo là hai đảo NordaustlandetEdgeøya. Trung tâm hành chính là Longyearbyen, các điểm định cư khác bao gồm cộng đồng khai mỏ người Nga Barentsburg, cộng đồng nghiên cứu Ny-Ålesund và khu khai mỏ Sveagruva. Quần đảo do Thống đốc Svalbard quản lý.

Quần đảo ban đầu được sử dụng như là một căn cứ cho hoạt động săn bắt cá voi vào thế kỷ 17 và 18, sau đó bị bỏ hoang. Việc khai thác than bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, và một số cộng đồng đã được thiết lập. Hiệp ước Svalbard vào năm 1920 đã công nhận chủ quyền của Na Uy đối với quần đảo, và Đạo luật Svalbard 1925 đã cho phép Svalbard trở thành một phần đầy đủ của Vương quốc Na Uy. Đạo luật này cũng biến Svalbard trở thành một khu kinh tế tự do và một khu phi quân sự. Store Norske của Na Uy và Arktikugol của Nga là các công ty khai mỏ duy nhất còn lại trên quần đảo. Hoạt động nghiên cứu và du lịch đã trở thành những ngành kinh tế phụ quan trọng. Hai cơ sở nghiên cứu chính của quần đảo là University Centre in SvalbardHầm hạt giống Toàn cầu Svalbard. Không có dường bộ kết nối giữa các khu định cư; thay vào đó người ta phải dùng xe trượt tuyết, máy bay và tàu để đi lại. Sân bay Svalbard, Longyear là cửa ngõ chính của quần đảo với phần còn lại của thế giới.

Quần đảo có khí hậu vùng cực, song nhiệt độ tại đây cao hơn đáng kể so với các khu vực khác có cùng vĩ độ. Thực vật của Svalbard tận dụng được lợi thế có thời kỳ ban ngày vùng cực kéo dài để bù đắp cho ban đêm vùng cực. Svalbard là nơi sinh sản của nhiều loài chim biển, và cũng là nơi cư trú của gấu trắng Bắc Cực, tuần lộc và các loài động vật có vú hải dương. Bảy vườn quốc gia và 23 khu bảo tồn thiên nhiên phần lớn chưa bị con người tác động và có môi trường mỏng manh. 60% diện tích quần đảo là các sông băng, và các hòn đảo có nhiều núi và vịnh hẹp.

  1. ^ “Population in the settlements. Svalbard”. Cơ quan Thống kê Na Uy. 22 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ “The.bv and.sj top level domains”. Norid. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2009. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  3. ^ “Svalbard – definition of Svalbard in English | Oxford Dictionaries”. Oxford Dictionaries | English. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2016.

© MMXXIII Rich X Search. We shall prevail. All rights reserved. Rich X Search