Tutankhamun

Tutankhamun (tiếng Ai Cập: twt-ꜥnḫ-jmn);[7] phát âm theo tiếng Ai Cập cổTutankhamen là một pharaon Ai Cập thuộc Vương triều thứ 18, trị vì vào khoảng những năm 1332-1323 TCN (theo bảng niên đại quy ước), trong giai đoạn Tân Vương quốc của Lịch sử Ai Cập.

Ông là thường hay được gọi theo cách thông dụng là Vua Tut. Tên gọi ban đầu của ông, Tutankhaten, có nghĩa là "Hiện thân sống của Aten", trong khi Tutankhamun có nghĩa là "Hiện thân sống của Amun". Theo cách viết bằng chữ tượng hình, tên của Tutankhamun đã thường được viết là Amen-tut-ankh, vì nó tuân theo một quy ước đó là tên của vị thần được đặt ở đầu của một cụm từ để thể hiện sự tôn kính.[8] Ông có thể cũng là Nibhurrereya trong các bức thư Amarna, và nhiều khả năng chính là vị vua Rathotis của vương triều thứ 18, vốn được Manetho, một nhà sử học cổ đại, ghi chép lại là đã trị vì trong chín năm- một con số tương tự cũng được quy chiếu với phiên bản tóm tắt của Flavius ​​Josephus.[9]

Sự kiện Howard Carter cùng George Herbert, huân tước thứ năm của Carnarvon[10][11] phát hiện ra lăng mộ gần như còn nguyên vẹn của Tutankhamun vào năm 1922 đã tạo nên một cơn chấn động trên toàn thế giới. Nó đã khơi dậy lại sự quan tâm của công chúng đối với Ai Cập cổ đại, và mặt nạ xác ướp của Tutankhamun, ngày nay nằm tại bảo tàng Cairo, đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng. Triển lãm các hiện vật từ ngôi mộ của ông đã diễn ra khắp nơi trên thế giới. Vào tháng 2 năm 2010, kết quả xét nghiệm DNA khẳng định rằng ông là con trai của Akhenaten (xác ướp KV55) với một người chị em và cũng là vợ của Akhenaten (xác ướp KV35YL), hiện vẫn chưa xác định được danh tính và được biết với tên gọi "Quý Bà trẻ", xác ướp của bà được tìm thấy trong ngôi mộ KV35.[12]

  1. ^ Clayton 2006, tr. 128.
  2. ^ a b c d e Osing & Dreyer 1987, tr. 110–123.
  3. ^ a b c d “Digital Egypt for Universities: Tutankhamun”. University College London. 22 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2006.
  4. ^ a b c d e Leprohon 2013, tr. 206.
  5. ^ Leprohon 2013, tr. 227.
  6. ^ Frail boy-king Tut died from malaria, broken leg by Paul Schemm, Associated Press. ngày 16 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ 2014-10-25 tại Wayback Machine
  7. ^ “Tutankhamun or Tutankhamen”. Collins Dictionary. 22 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  8. ^ Zauzich, Karl-Theodor (1992). Hieroglyphs Without Mystery. Austin: University of Texas Press. tr. 30–31. ISBN 978-0-292-79804-5.
  9. ^ /egypt/history/KLManetho.html “Manetho's King List” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng]
  10. ^ “The Egyptian Exhibition at Highclere Castle”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
  11. ^ Hawass, Zahi A. The golden age of Tutankhamun: divine might and splendor in the New Kingdom. American Univ in Cairo Press, 2004.
  12. ^ Hawass, Zahi; và đồng nghiệp (ngày 17 tháng 2 năm 2010). “Ancestry and Pathology in King Tutankhamun's Family”. The Journal of the American Medical Association. 303 (7): 638–647. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.

© MMXXIII Rich X Search. We shall prevail. All rights reserved. Rich X Search