Armenia

Cộng hòa Armenia
Tên bản ngữ
  • Հայաստանի Հանրապետություն (tiếng Armenia)
    Hayastani Hanrapetut'yun
Quốc huy Armenia
Quốc huy

Quốc caՄեր Հայրենիք
Mer Hayrenik
"Our Fatherland"
Vị trí của Armenia
Vị trí của Armenia
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Yerevan
40°11′B 44°31′Đ / 40,183°B 44,517°Đ / 40.183; 44.517
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Armenia[1]
• Ngôn ngữ được công nhận
Chữ viết chính thứcBảng chữ cái Armenia
Sắc tộc
(2022)[3]
Tôn giáo
(2022)[3]
  • 0.6% không tôn giáo
  • 0.9% tôn giáo khác
  • 1.7% không xác định
Tên dân cưNgười Armenia
Chính trị
Chính phủCộng hòa đại nghị đơn nhất
Vahagn Khachaturyan
Nikol Pashinyan
Alen Simonyan
Lập phápQuốc hội
Lịch sử
Hình thành
• Urartu
860 TCN–547/90 TCN
331 TCN–428 CN
880s–1045
1198/99–1375
1201–1350
28 tháng 5 năm 1918
29 tháng 11 năm 1920
23 tháng 9 năm 1991
21 tháng 12 năm 1991
2 tháng 3 năm 1992
5 tháng 7 năm 1995
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng
29,743 km2 (hạng 138)
11,484 mi2
• Mặt nước (%)
4.71[3]
Dân số 
• Ước lượng 2024[4]
3,071,600 (hạng 138)
101.5/km2
262,9/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2024
• Tổng số
Tăng 64.432 tỷ đô la Mỹ[5] (hạng 114)
Tăng 21,746 đô la Mỹ[5] (hạng 77)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2024
• Tổng số
Tăng 25.408 tỷ đô la Mỹ[5] (hạng 115)
• Bình quân đầu người
Tăng 8,575 đô la Mỹ[5] (hạng 84)
Đơn vị tiền tệDram Armenian (֏) (AMD)
Thông tin khác
Gini? (2022)Giữ nguyên 27.9[6]
thấp
HDI? (2022)Tăng 0.786[7]
cao · hạng 76
Múi giờUTC+4 (Giờ Armenia)
Cách ghi ngày thángdd.mm.yyyy
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+374
Mã ISO 3166AM
Tên miền Internet
Trang web
www.gov.am


Armenia,[c] quốc hiệu là Cộng hoà Armenia,[d] là một quốc gia nội lụcphía nam Kavkaz thuộc khu vực Tây Nam Á, giáp Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây, Gruzia ở phía bắc, Azerbaijan ở phía đông và Iran cùng Cộng hòa tự trị Nakhchivan của Azerbaijan ở phía nam.[9] Yerevan là thủ đô và thành phố lớn nhất.

Armenia có một di sản văn hóa cổ đại. Nhà nước đầu tiên của Armenia được thành lập vào năm 860 TCN, và đến thế kỷ 6 TCN được Satrapy thay thế. Vương quốc Armenia đạt đến đỉnh cao dưới thời Tigranes Đại đế vào thế kỷ 1 TCN và là quốc gia đầu tiên chấp nhận Kitô giáo làm quốc giáo vào năm 301.[10][11][12][13] Vương quốc Armenia bị chia cắt giữa Đế quốc Đông La MãĐế quốc Sasan vào đầu thế kỷ 5. Dưới triều đại Bagratuni, Vương quốc Bagratuni được khôi phục vào thế kỷ 9. Suy tàn do các cuộc chiến tranh chống lại người Byzantine, vương quốc này sụp đổ vào năm 1045 và Armenia ngay sau đó bị xâm lược bởi Đế quốc Seljuk. Một công quốc Armenia và sau đó là Vương quốc Kilikia nằm trên bờ biển Địa Trung Hải giữa thế kỷ 11 và 14.

Giữa thế kỷ 16 và 19, Armenia bao gồm Đông ArmeniaTây Armenia nằm dưới sự cai trị của Đế quốc OttomanBa Tư, liên tục được cai trị bởi một trong hai đế chế trong nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 19, Đông Armenia bị Đế quốc Nga chinh phục, trong khi hầu hết Tây Armenia vẫn nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, 1,5 triệu người Armenia trong Đế quốc Ottoman bị tàn sát trong cuộc diệt chủng Armenia. Năm 1918, sau Cách mạng Nga, tất cả các nước không thuộc Nga đều tuyên bố độc lập, dẫn đến việc thành lập Đệ Nhất Cộng hòa Armenia. Năm 1920, nhà nước được hợp nhất thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz, và năm 1922 trở thành thành viên sáng lập của Liên Xô. Năm 1936, nhà nước Ngoại Kavkaz bị giải thể, chuyển các quốc gia cấu thành của nó, bao gồm cả Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia, thành các nước cộng hòa của Liên Xô. Armenia khôi phục độc lập vào năm 1991 khi Liên Xô tan rã.

Armenia là một quốc gia dân chủ thống nhất và là một quốc gia đang phát triển.[14] Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản lượng công nghiệp và khai thác khoáng sản. Mặc dù Armenia có vị trí địa lý ở phía Nam dãy Kavkaz, nhưng về mặt địa chính trị, Armenia thường được coi là châu Âu. Vì Armenia liên kết về mặt địa chính trị với châu Âu về nhiều mặt, quốc gia này là thành viên của nhiều tổ chức châu Âu bao gồm Hội đồng châu Âu, Đối tác phương Đông, Eurocontrol, Hội đồng các khu vực châu ÂuNgân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu. Armenia cũng là thành viên của một số nhóm khu vực trên khắp Á-Âu, bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, Liên minh Á-ÂuNgân hàng Phát triển Á-Âu. Armenia ủng hộ Artsakh độc lập trên thực tế, được tuyên bố vào năm 1991. Armenia cũng công nhận Giáo hội Tông truyền Armenia là giáo hội chính của Armenia.[15] Bảng chữ cái Armenia được Mesrop Mashtots sáng tạo vào năm 405.

  1. ^ "Constitution of Armenia, Article 20". president.am. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ "States Parties to the European Charter for Regional or Minority Languages and their regional or minority languages". Council of Europe. ngày 1 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ a b c "Armenia", The World Factbook (bằng tiếng Anh), Central Intelligence Agency, ngày 25 tháng 3 năm 2025, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025
  4. ^ "Economic and Financial Data for the Republic of Armenia".
  5. ^ a b c d "World Economic Outlook Database, April 2024". Washington, D.C.: International Monetary Fund. tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ "Gini index - Armenia". World Bank. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ "Human Development Report 2023/2024" (bằng tiếng Anh). United Nations Development Programme. ngày 19 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ "Armenia Lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2015 tại Wayback Machine." Dictionary.com Unabridged. 2015.
  9. ^ The Oxford Encyclopedia of Economic History. Oxford University Press. 2003. tr. 156. ISBN 978-0-19-510507-0.
  10. ^ (Garsoïan, Nina (1997). R.G. Hovannisian (biên tập). Armenian People from Ancient to Modern Times. Quyển 1. Palgrave Macmillan. tr. 81.
  11. ^ Stringer, Martin D. (2005). A Sociological History of Christian Worship. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 92. ISBN 978-0-521-81955-8.
  12. ^ Smaller nations that have claimed a prior official adoption of Christianity include Osroene, the Silures, and San Marino.
  13. ^ Grousset, René (1947). Histoire de l'Arménie (ấn bản thứ 1984). Payot. tr. 122.
  14. ^ "Human Development Report" (PDF). United Nations Development Programme (UNDP). 2019. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ The republic has separation of church and state


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng


© MMXXIII Rich X Search. We shall prevail. All rights reserved. Rich X Search